image banner
Chuyên đề tháng 8: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Thắng lợi của chiếnlược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản do chính Ngườisáng lập trong 87 năm đã qua cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng: Trongmột quốc gia dân tộc, bao giờ cũng có các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tộcngười, các tôn giáo khác nhau, song bao giờ cũng có lợi ích chung và cao cả củacả dân tộc. Dân tộc Việt Nam dù có nhiều giai cấp xã hội, tộc người và tôn giáokhác nhau song người Việt Nam đều là con Hồng, cháu Lạc có lịch sử hình thànhdân tộc lâu đời, có một cội nguồn văn hoá chung, có chủ nghĩa dân tộc truyềnthống vững bền, có lợi ích cao cả là độc lập, tự do.

Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của HồChí Minh, của Đảng Cộng sản do chính Người sáng lập trong 87 năm đã qua chophép chúng ta có thể khẳng định rằng: Trong một quốc gia dân tộc, bao giờ cũngcó các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tộc người, các tôn giáo khác nhau, songbao giờ cũng có lợi ích chung và cao cả của cả dân tộc. Dân tộc Việt Nam dù cónhiều giai cấp xã hội, tộc người và tôn giáo khác nhau song người Việt Nam đềulà con Hồng, cháu Lạc có lịch sử hình thành dân tộc lâu đời, có một cội nguồnvăn hoá chung, có chủ nghĩa dân tộc truyền thống vững bền, có lợi ích cao cả làđộc lập, tự do.

Việt Namlà một quốc gia dân tộc đã hình thành sớm trong quá trình dựng nước và giữnước. Nhân dân Việt Namcó ý thức sâu bền về quyền tự chủ quốc gia dân tộc. Quá trình dựng nước và giữnước đã tạo dựng và phát triển cho dân tộc Việt Nam một nền văn hoá tư tưởngrực rỡ, trong đó chủ nghĩa dân tộc, ý chí độc lập và khát vọng tự do là dòngchứ lưu của lịch sử. Đó là nền tảng văn hoá tư tưởng của sự hội tụ và đoàn kếtdân tộc, là động lực vĩ đại và duy nhất của nhân dân Việt Nam trong lịchsử xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trên cơ sở giá trị văn hoá truyềnthống của dân tộc, Hồ Chí Minh đã khảo sát, nghiên cứu, tiếp biến, tổng hoà vàphát triển biện chứng tinh hoá văn hoá của phương Đông và cuộc cách mạng ở cácnước phương Tây thế kỷ XVII, XVIII, đặc biệt là thế giới quan và phương phápduy vật biện chứng của học thuyết Mác-Lênin và kinh nghiệm của cuộc cách mạngvô sản trên thế giới thế kỷ XX để xây dựng một hệ thống quan điểm toàn diện vàsáng tạo về tư tưởng giải phóng và phát triển dân tộc, trong đó cốt lõi là tưtưởng độc lập tự do làm kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vìnhu cầu phát triển của đất nước theo xu thế tiến bộ của thời đại mới. Hệ thốngquan điểm cách mạng của Hồ Chí Minh là cơ sở của tư tưởng và chiến lược đạiđoàn kết dân tộc của Người trong cuộc đấu tranh giải phóng và phát triển đấtnước trong thế kỷ XX.

Độc lập, tự do và tư tưởng cách mạng vĩ đại của Hồ ChíMinh là chìa khoá để mở đường hội tụ thắng lợi của chiến lược: “Đoàn kết, đoànkết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công''.

1. Để thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc, trướchết phải có cương lĩnh đúng đắn phù hợp với thực tiễn của đất nước qua các thờikỳ cách mạng khác nhau. Ngay từ ngày đầu mới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,Hồ Chí Minh đã soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, được hội nghịthành lập Đảng đầu năm 1930 thông qua, trong đó đã nêu cao khẩu hiệu ''Việt Namđộc lập'', Việt Nam tự do và chính sách đoàn kết dân tộc rộng rãi, uyển chuyển.Cương lĩnh nêu rõ: trên cơ sở coi công nông là gốc cách mạng, Đảng phải hết sứcliên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, tập hợp, lôi kéo phú nông, tưsản, trung và tiểu địa chủ về phía cách mạng. Thực tiễn cao trào cách mạng1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh, không chỉ có công nông đông đảo mà còn có phầnlớn trí thức, một số sĩ phu, trung tiểu địa chủ cũng có xu hướng theo cách mạngrõ rệt. Sự thật lịch sử đó sớm minh chứng giá trị khoa học và thực tiễn cáchmạng của tư tưởng độc lập tự do và chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ ChíMinh.

Tình hình đất nước và thế giới càng biến chuyển, chiếnlược và đường lối chủ trương cách mạng càng sát hợp với nhu cầu phát triển củadân tộc thì sức mạnh hội tụ và đoàn kết dân tộc càng rộng lớn, cách mạng cànggiành được thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và tính thời đại sâusắc.

Sự thay đổi chiến lược cách mạng tư sản dân quyền cótính chất phản đế và phản phong kiến thành chiến lược cách mạng giải phóng dântộc của Hồ Chí Minh (được Hội nghị lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng nhất trí thông qua tháng 5 năm 1941) có sức mạnh cuốn hút cả dân tộc đứnglên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà rađời tháng 8 năm 1945 đã mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Với đường lối kháng chiến và kiến quốc (1945-1954),đặc biệt là Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 2 - 1951), tiếp đến làđường lối chiến lược tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắcvới cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc khángchiến chống Mĩ cứu nước với quyết tâm ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Vìđại nghĩa của dân tộc, vì lương tâm và danh dự của nhân loại tiến bộ, Đảng Cộngsản Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu đã huy động sức mạnh quá khứ và hiện tạicủa dân tộc, kết hợp với sức mạnh tiến bộ của thời đại mới đưa dân tộc Việt Namgiành được những thắng lợi vĩ đại trong 30 năm kháng chiến chống xâm lược củathực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

Đường lối Đổi mới được đề ra trong Đại hội lần thứ VIcủa Đảng (1986) và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế của thế giới trong giaiđoạn hiện nay đã đóng vai trò quyết định đưa đất nước vượt qua khủng hoảng,giành được những thành tựu to lớn trong chặng đường 20 năm đã qua, tạo niềm tincủa quần chúng, động viên sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc và trí tuệ của mọingười Việt Nam thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ văn minh.

Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của HồChí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 75 năm qua trước hết là thắnglợi của Cương lĩnh, chiến lược đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, làthắng lợi của tư tưởng cách mạng cao cả và vĩ đại của Hồ Chí Minh - tư tưởngđộc lập, tự do.

2. Khối quần chúng đông đảo chỉ trở thành sức mạnh vôđịch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu cao cả, được tổ chức lại thành mộtkhối vững chắc trên cơ sở của Mặt trận dân tộc thống nhất, được hình thành vàphát triển ngày càng hoàn thiện trong tiến trình cách mạng.

Năm 1941, cùng với chủ trương thay đổi chiến lược cáchmạng, Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh giữa lúc nhân dânViệt Nam đang sống quằn quại trong cảnh nước sôi, lửa nóng, lúc quyền lợi dântộc giải phóng cao hơn hết thảy, ai cũng muốn độc lập, tự do.

Thành lập Mặt trận Việt Minh là một điển hình sáng tạocủa Hồ Chí Minh về chiến lược đại đoàn kết dân tộc đưa đến thắng lợi của cuộccách mạng tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một nhà nước củadân tộc, do dân tộc và vì dân tộc.

Tiếp đến trong thời kỳ khángchiến kiến quốc 1945-1954, mặt trận dân tộc thống nhất tiếp tục được củng cố vàmở rộng. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Namđã ra đời, thực hiện sự đoàn kết quốc dân để làm cho nước Việt Nam được độclập, thống nhất, dân chủ, phú cường. Hội ra đời tạo điều kiện mới để đoàn kếtvà tranh thủ những ai có thể tranh thủ được nhằm thống nhất lực lượng quốc giadân tộc, chống chia rẽ. Lúc này, bao nhiêu thành kiến giai cấp, bao nhiêu phântranh Đảng phái, bao nhiêu đố kỵ về tôn giáo và nòi giống phải hất văng ra khỏicon đường tiến triển của dân tộc Việt Nam. Thống nhất dân tộc là một vũkhí sắc bén chống lại kẻ thù dân tộc. Vũ khí ấy, ta phải giữ lấy như một củabáu…Lúc này bí quyết của sự thành công là ở tinh thần đoàn kết. Đây là mặt sángtạo mới về đại đoàn kết dân tộc, dân chủ được thành lập trong cả nước, song lạiđứng trước một tình thế hiếm nghèo như ''ngàn cân treo sợi tóc'' và phải bướcvào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong tương quan đối sánh lực lượnggiữa ta và địch như ''châu chấu đá voi”, nhưng cuối cùng ta đã thắng, địch đãthua.

Trong cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước, Hồ Chí Minh đãgiương cao ngọn cờ ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do'' và chiến lược đạiđoàn kết dân tộc để đẩy mạnh cuộc cách mạng ở miền Nam, thống nhất đất nước.Mặt trận Tổ quốc Việt Namđã ra đời, kế tục sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Liên Việt.

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã đượcthành lập nhằm tạo điều kiện để mở rộng khối đoàn kết dân tộc dưới ngọn cờ củaMặt trận. Đầu năm 1968, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bìnhmiền Nam Việt Namra đời. Đây là một tổ chức thích hợp để thu hút các tầng lớp trung gian vàthượng lưu ở thành thị miền Namvào khối đại đoàn kết dân tộc chống Mĩ cứu nước.

Trải qua hơn 20 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chốngMĩ cứu nước đã thắng lợi hoàn toàn. Non sông đã thu về một mối. Năm 1976, cáctổ chức Mặt trận trong cả nước đã được thống nhất lại thành một mặt trận chunglấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện sứ mạng đại đoàn kết dân tộc,cùng nhau xây dựng lại đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, làm choViệt Nam thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3. Sau khi cách mạng thành công, nhà nước của dân, dodân tộc và vì dân tộc được thành lập, chiến lược đại đoàn kết quốc gia dân tộckhông chỉ được thực thi bằng cách tập hợp lực lượng quần chúng rộng rãi, phongphú về nội dung và hình thức tổ chức mà còn phải liên hiệp quốc dân ở trongQuốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan hành chính cao nhấtcủa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).Hồ Chí Minh đề xuất và tổ chức thành công Quốc dân đại hội Tân Trào, lập ra Uỷban Giải phóng Dân tộc tháng 8 năm 1945 trong đêm trước cuộc Tổng khởi nghĩa,đặc biệt là tổ chức cuộc Tổng tuyển cử toàn dân vào tháng 1 năm 1946, để bầu raquốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Quốc hội của độc lập dântộc, thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn dân, và quốc hội đã lập chínhphủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1à một chính phủ chung của cả dân tộc chứkhông phải là chính phủ riêng của một đảng phái, một giai cấp nào. Đây cũng làmột điển hình thành công sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộctrong tổ chức nhà nước Pháp quyền của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc, là mộtbài học vô cùng quý báu của việc thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc củaHồ Chí Minh trong lĩnh vực xây dựng, tổ chức nhà nước.

Để khối đại đoàn kết dân tộc được vững bền, Hồ ChíMinh chủ trương sau khi có chính quyền, chính phủ phải triển khai mới hoạt độngcủa mình trên tất cả các lĩnh vực của chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. . .“Chính phủ tỏ rõ một ý muốn duy nhất làm sao đem lại cho dân chúng được tự dođộc lập hoàn toàn và để cho tất cả mọi phần tử quốc dân được hưởng tự do, độclập ấy như muôn vật được hưởng ánh ngặt trời"

Khi một chính phủ, một Nhà nước thực sự là của dântộc, do dân tộc và vì dân tộc phấn đấu vì lợi ích tối cao của quốc dân là độclập, tự do và sớm mang lại quyền lợi cho toàn dân trước mắt và cả mai sau thìtoàn dân sẽ gắn bó đại đoàn kết thành một khối để bảo vệ sự trường tồn của nhànước, của dân tộc và cũng là bảo vệ lợi ích chân chính của mình và con cháumình mai sau.

Chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp lựclượng quần chúng rộng rãi trong các hội quần chúng và Mặt trận dân tộc thốngnhất qua các thời kỳ lịch sử khác nhau được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. HồChí Minh cũng nêu rõ: ''Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnhđạo của mình mà phải tỏ rõ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhấtvà chân thành nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúngrộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảngmới giành được địa vị lãnh đạo''.

Hồ Chí Minh đã thực thi thắng lợi chiến lược đại đoànkết dân tộc do Đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất chính vì Người đã thànhcông trong việc sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng đạođức và văn minh, một “Đảng hiện thân cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dântộc, một Đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân laođộng, của dân tộc Việt Nam”.

Trong tất cả mọi người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nướcngoài đều luôn luôn tiềm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc trong tâm thức của họ. Vìvậy, khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ của conngười Việt Nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh mộtcách sáng tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chứcthích hợp với mọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh côngnông và trí thức làm nòng cốt do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì độc lậpcủa Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của của toàn dân là một bài học kinh nghiệm lịchsử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trị quan trọng trongsự nghiệp thực thi đường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.

(Ngọc Trung tổng hợp)

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức mới nhất







2017 © Bản quyền thuộc Tỉnh Đoàn Bắc Kạn
Địa chỉ: Tổ 7, phường Sông Cầu, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Điện thoại: 0209 3500 372 | Email:ttvh.tdbk@gmail.com
Thiết kế bởi VNPT | Quản trị