Chuyên đề tháng 7: Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ
Với tầm nhìn chiến lược và tình thương yêu dành chothanh thiếu nhi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và đánh giá đúng đắnvai trò của thế hệ trẻ. Tư tưởng của Người về bồi dưỡng thế hệ trẻ, bồi dưỡngthế hệ cách mạng cho đời sau vẫn luôn mang tính thời sự, mang giá trị lý luậnvà thực tiễn sâu sắc.

Với tầm nhìn chiến lược và tình thương yêu dành chothanh thiếu nhi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và đánh giá đúng đắnvai trò của thế hệ trẻ. Tư tưởng của Người về bồi dưỡng thế hệ trẻ, bồi dưỡngthế hệ cách mạng cho đời sau vẫn luôn mang tính thời sự, mang giá trị lý luậnvà thực tiễn sâu sắc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáodục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ là sự kế thừa những minh triết trong quanđiểm về con người, về giáo dục của dân tộc và nhân loại, đặc biệt là sự kế thừaquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Người nhận rarằng cách mạng muốn thành công, trước hết phải tập hợp lực lượng cách mạng,muốn thức tỉnh dân tộc đi theo con đường cách mạng thì trước hết phải giác ngộcách mạng cho thanh niên và từ thức tỉnh thanh niên để thức tỉnh dân tộc. Trongtác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Người đã viết: “Hỡi Đông Dươngđáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người khôngsớm hồi sinh”. Hồ Chí Minh không chỉ kêu gọi, thức tỉnh thanh niên mà còn trựctiếp đến với họ, tổ chức, dẫn dắt họ vào con đường đấu tranh. Tháng 6-1925,Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tập hợp những thanh niênViệt Nam yêu nước vào trong một tổ chức thống nhất, với trù tính “nó là quảtrứng, mà từ đó nở ra con chim non cộng sản” và thực tế đã diễn ra đúng nhưvậy.

Trong suốt cuộc đời hoạt độngcách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lực lượng thanhniên để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bác đã viết những lời thiết tha trong Thư gửicác học sinh nhân ngày khai trường (9-1945): “Non sông Việt Nam có trở nên tươiđẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cáccường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tậpcủa các em”. Trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyênđán 1946, Người đã dành những lời đẹp nhất để ca ngợi tuổi trẻ và vai trò củalớp trẻ: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻlà mùa xuân của xã hội”. Trong Thư gửi các bạn thanh niên năm 1947, Người khẳngđịnh: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnhhay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Trong thực tế, vaitrò, sức mạnh của thanh niên không phải là cái có sẵn, bất biến và tất yếu.Muốn huy động sức trẻ, Đảng, Nhà nước phải thực hiện thành công chiến lượctrồng người. Chiến lược đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết trong Đại hội giáoviên giỏi toàn quốc năm 1958: “Vì sự nghiệp mười năm thì phải trồng cây, vì lợiích trăm năm thì phải trồng người”. “Trồng người” xét về khía cạnh nào đó cũnggiống như trồng cây. Nếu trồng cây phải chăm lo, vun xới mầm cây nhỏ bé, yếu ớtđể nó phát triển thành cái cây khỏe mạnh, có ích cho đời thì “trồng người” cũngphải bắt đầu bằng việc dạy dỗ, uốn nắn, giáo dục từ khi còn thơ ấu. Người viết:“Phải uốn cây từ lúc cây non, đừng để cho tâm hồn các cháu bị vẩn đục vì chủnghĩa cá nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chiến lược “trồng người”, coi việcgiáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ là một trọng tâm của chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội, là quốc sách phát triển đất nước. Tuy nhiên, vấn đềkhông chỉ là chân lý mà còn là con đường thực hiện chân lý. Tính hành động,tính thực tiễn là một đặc điểm trong con người và tư tưởng Hồ Chí Minh nênchiến lược bồi dưỡng thế hệ trẻ cũng được trù tính kỹ càng và cụ thể. Ngườiviết: “Ta xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc.Định xây dựng ngôi nhà như thế nào rồi mới dùng gạch, vữa, vôi, cát, tre gỗ… màxây nên”.

Theo Bác, để thực hiện tốt sựnghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ cần xây dựng nội dung và phương pháp giáodục cho phù hợp.

* Về nội dung giáo dục: Bác chủ trương xây dựng một nền giáo dụctoàn diện, bao gồm cả đức, trí, thể, mỹ, nhưng phải đặt đạo đức, lý tưởng, tìnhcảm cách mạng, lối sống XHCN lên hàng đầu. Người căn dặn: “Các chú dạy các cháurất nhiều điều, nhưng có một điều phải làm thật rõ: Làm cán bộ tức là suốt đờilàm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũngthuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉđạo: “Nội dung giáo dục cần chú trọng hơn nữa về đức dục”; phải bồi dưỡng đểthanh niên giỏi văn hóa, giỏi chuyên môn, thấu suốt về chính trị; thanh niêncần phải được rèn luyện, bồi dưỡng về thể chất.

* Về phương pháp giáo dục: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, phương pháp,biện pháp bồi dưỡng thế hệ trẻ trước hết phải xuất phát từ những đặc điểm củachính họ. Thế hệ trẻ là lớp người trẻ tuổi, đang khát khao lý tưởng, có nhiềuước mơ, hoài bão cao đẹp, trong sáng. Đó là lớp người ham hiểu biết, ham khámphá, nhạy bén với cái mới, giàu tính sáng tạo. Đó là lớp người đang ở thời kỳsung sức nên ham hành động, muốn thử sức, dám đón nhận thử thách, khó khăn. Bêncạnh những đặc tính tích cực, thanh niên cũng có hạn chế là xốc nổi, dễ bị tácđộng và do thiếu kinh nghiệm nên dễ vấp ngã, dễ nản lòng. Từ những đặc điểm đó,Người đề ra các phương hướng, biện pháp giáo dục thế hệ trẻ:

Thứ nhất, giáo dục thanh niên phải gắn với các phong trào cáchmạng, rèn luyện thanh niên trong thực tiễn đấu tranh cách mạng. Nguyên tắc nàybắt nguồn từ mục tiêu giáo dục là đào tạo những chiến sĩ kế thừa sự nghiệp cáchmạng chứ không phải “đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu”.

Thứ hai, xây dựng, nhân rộng trong thanh niên các gương điểnhình người tốt - việc tốt. Người chỉ rõ: “Cần lấy ngay những gương tốt đó củacác cháu và những gương người tốt, việc tốt trong nhân dân để giáo dục cáccháu. Không nên nói lý luận suông”. Ở đây, cần lưu ý một điều: Mẫu người mà HồChí Minh muốn thanh niên hướng tới là mẫu “người tốt” chứ không phải mẫu ngườisiêu phàm, siêu việt. Quan điểm này vừa có tính thiết thực, vừa có tính nhânvăn khi đặt niềm tin vào những con người bình thường nhất. Suy cho cùng, “đócũng là cách thực hành đường lối quần chúng trong công tác giáo dục”. Phươngpháp này thật dễ hiểu, dễ làm mà hiệu quả.

Thứ ba, “phải khéo léo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ” đểhọ bù đắp cho nhau những ưu khuyết mang tính đặc thù của tuổi tác. Bác căn dặn:“Cán bộ trẻ tuy chưa có một số ưu điểm như cán bộ già, nhưng họ lại hăng hái,nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập, cho nên tiến bộ rất nhanh... Không nêncoi thường cán bộ trẻ”.

Thứ tư, “bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải làm gương chocác em trước mọi việc” vì một tấm gương tốt có giá trị hơn trăm bài văn diễnthuyết.

Thứ năm, việc đào tạo thế hệ trẻ là việc chung của toàn xãhội nhưng Đảng và Nhà nước phải hết sức quan tâm, phải có sự phối hợp chặt chẽgiữa gia đình - nhà trường - đoàn thanh niên - xã hội.

Thứ sáu, bản thân thanh niên phải ra sức học tập, tu dưỡngmọi nơi, mọi lúc và suốt đời. Tự giáo dục là sự thể hiện trình độ làm chủ bảnthân, khả năng kiềm chế và tự điều chỉnh của mỗi người trong cuộc sống. Ngườicũng từng dặn dò thanh niên: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nướcnhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà”. Lời dặndò của Người tuy giản dị mà ân cần, có sức lan tỏa và lay động lòng người.

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “bồidưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cầnthiết”. Trước hết, Người đặt trọn vẹn niềm tin vào đoàn viên thanh niên Việt Nam:“Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,không ngại khó khăn, có chí tiến thủ”. Người chỉ rõ, tuổi trẻ là mùa Xuân củađất nước, thanh niên là rường cột của nước nhà.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốtquá trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc chăm logiáo dục, bồi dưỡng toàn diện thanh niên, đồng thời tạo mọi điều kiện cho thanhniên được phát huy tài năng, sức lực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức vàphong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi đoàn viên, thanh niên cần nêu cao tinhthần trách nhiệm và vai trò của tuổi trẻ trong việc kế thừa và phát huy truyềnthống, xung kích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời,không ngừng học tập và củng cố niềm tin vào tiền đồ tất thắng của chủ nghĩa xãhội để có nhận thức và hành động đúng trước những thông tin đa chiều hiện nay.Trên cơ sở đó, thực hiện tốt và gắn nhiệm vụ của người đoàn viên TNCS Hồ ChíMinh vào các việc làm thiết thực hằng ngày nhằm thực hiện tốt lời dạy của Chủtịch Hồ Chí Minh.

 (NgọcTrung tổng hợp)

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức mới nhất







2017 © Bản quyền thuộc Tỉnh Đoàn Bắc Kạn
Địa chỉ: Tổ 7, phường Sông Cầu, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Điện thoại: 0209 3500 372 | Email:ttvh.tdbk@gmail.com
Thiết kế bởi VNPT | Quản trị