Chuyên đề tháng 2: Những nội dung chủ yếu của đạo đức Hồ Chí Minh
Về vị trí của đạo đức trongđời sống xã hội và của mỗi người
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốccủa người cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc. Người viết:"Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rấtvẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phứctạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Ngườicách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụcách mạng vẻ vang"(3).
Về vị trí của đạo đức trongđời sống xã hội và của mỗi người
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc củangười cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc. Người viết:"Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rấtvẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phứctạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Ngườicách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụcách mạng vẻ vang"(3).
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và pháttriển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối. Người viết:"Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Câyphải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khôngcó đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" (4).
Hồ Chí Minh quan niệm, đạo đức cách mạng là chỗ dựagiúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách. Theo Người, có đạo đức cáchmạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùibước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ,chất phác, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", lo hoànthành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần,không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.
Đối với Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân,Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải"là đạo đức, là văn minh", "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗiđảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệmliêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứngđáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân"(5).
Về những phẩm chất đạo đức cơbản của con người Việt Nam,quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của conngười trong xã hội, bao gồm:
Một là, với đất nước, dân tộc phải "Trungvới nước, hiếu với dân".
Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức truyền thống của dântộc Việt Namvà phương Đông, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiệnmới. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là điều chủ chốtcủa đạo đức cách mạng. Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựngnước và giữ nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc và làm cho đất nước"sánh vai với các cường quốc năm châu". Nước là của dân, dân là chủđất nước, cho nên "trung với nước" là trung với dân, trung thành với lợiích của nhân dân, "bao nhiêu quyền hạn đều của dân"; "bao nhiêulợi ích đều vì dân"...
Hiếu với dân là Đảng, Chính phủ, cán bộ nhà nước phảilà "đầy tớ trung thành của dân"; phải "tận trung với nước, tậnhiếu với dân".
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu vớidân phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vữngdân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làmcho dân hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của người làm chủ đất nước.
Hai là, với mọi người phải "Yêu thương conngười, sống có nghĩa, có tình".
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, yêu thương conngười xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩanhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Yêu thương con người thểhiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội, là phẩm chấtđạo đức cao đẹp nhất.
Yêu thương con người là phải quan tâm đến những ngườilao động bình thường, chiếm số đông trong xã hội. Yêu thương con người là phảilàm mọi việc để vì con người, vì mục tiêu "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, aicũng được học hành"; dám hy sinh, dám dấn thân để đấu tranh giải phóng conngười.
Yêu thương con người là phải tin vào con người. Vớimình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì độ lượng, rộng rãi, nâng conngười lên, kể cả với người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm.
Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càngtiến bộ, sống cao đẹp hơn. Yêu thương con người phải thực hiện tự phê bình, phêbình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm.
Ba là, với mình phải thực sự "Cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư".
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởngđạo đức của Hồ Chí Minh là mối quan hệ "với tự mình". Hồ Chí Minhquan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần có của con người, mang mộtlẽ tự nhiên, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và Người giải thích cặn kẽ,cụ thể nội dung từng khái niệm.
Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kếhoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh,không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động lànghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta".
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ,tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đếncái nhỏ; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương,hình thức...".
Liêm là "luôn tôn trọng giữ gìn của công và củadân", "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhândân"; "không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng,không tham tâng bốc mình...".
Chính là không tà, là thẳng thắn, đúng đắn. Đối vớimình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dốitrá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việcthì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Được giao nhiệm vụ gìquyết làm cho kỳ được, "việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏmấy cũng tránh".
Chí công vô tư là "khi làm bất cứ việc gì cũngđừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau", "lotrước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau vàvới chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngượclại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thựchiện được cần, kiệm, liêm, chính.
Bốn là, mở rộng quan hệ yêu thương con người đốivới toàn nhân loại, người cách mạng phải có "tinh thần quốc tế trongsáng".
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về tình đoàn kết quốc tếtrong sáng là sự mở rộng quan hệ đạo đức giữa người với người và với toàn nhânloại vì Người không chỉ là "người Việt Nam nhất" như cố Thủ tướngPhạm Văn Đồng khẳng định, mà còn là "nhà văn hóa lớn của thế giới","chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế".
Đoàn kết quốc tế trong sáng theo Hồ Chí Minh trước hếtlà đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung: đấu tranh giảiphóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột. Đó là tình đoàn kết quốc tế giữanhững người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung, "bốn phương vô sảnđều là anh em"; là đoàn kết với các dân tộc vì hòa bình, công lý và tiếnbộ xã hội.
Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủnghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Về những nguyên tắc xây dựngvà thực hành đạo đức, theo Hồ Chí Minh, thể hiện ở ba điểm sau:
Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạođức.
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm.Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương tốt. Sự nêu gương của thế hệ đitrước với thế hệ đi sau, lãnh đạo với nhân viên, đảng viên phải nêu gương trướcquần chúng. Người nói: "Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lêntrán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mếnnhững người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mựcthước cho người ta bắt chước".
Hai là, xây đi đôi với chống.
Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng nhữngphẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện đạo đức sai trái, xấuxa, không phù hợp với những chuẩn mực của đạo đức mới. Xây đi đôi với chống,muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.
Xây dựng đạo đức mới trước hết phải tác động vào nhậnthức, đẩy mạnh việc giáo dục, từ trong gia đình đến nhà trường, tập thể và toànxã hội. Những phẩm chất đạo đức chung phải được cụ thể hóa, sát hợp với từngtầng lớp, đối tượng. Trong các bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã nêu rất cụ thểcác phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhómxã hội.
Trong giáo dục, vấn đề quan trọng là phải khơi dậy ýthức đạo đức lành mạnh trong mỗi người, để mỗi người nhận thức được và tự giácthực hiện. Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc hậu phải phát hiện sớm,phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn.
Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xãhội, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cáixấu. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm để biểu dương người tốt, việc tốt.Người đã phát động cuộc thi đua "ba xây, ba chống", viết sách"người tốt, việc tốt" để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống.
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh,rèn luyện bền bỉ mới thành. Người viết: "Đạo đức cách mạng không phải trêntrời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển vàcủng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" vànhấn mạnh "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại,có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêumến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cánhân".
Trong rèn luyện đạo đức, Hồ Chí Minh coi tự rèn luyệncó vai trò rất quan trọng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗhay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề làdám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc, thấy rõ cáihay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắcphục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trongmọi mối quan hệ của mình, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng.
(Ngọc Trung tổng hợp)