image banner
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
        Thực hiện chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn2011-2020 tại Quyết định số 418/QĐ-TTg  ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chínhphủ và Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 20/02/2013 của Tỉnh ủy Bắc Kạnvề việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khoá XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế , Uỷ ban nhân dân tỉnh đã banhành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ vàChương trình số 11-CTr/TU của Tỉnh ủy Bắc Kạn, trong đó triển khai các định hướngnhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu là đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoahọc và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực tại địa phương, quan tâm nhất làtiếp tục phát triển khoa học và công nghệ nông nghiệp (Giống cây trồng vậtnuôi, kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản, chế biến v.v).

        Thực hiện chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 418/QĐ-TTg  ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 20/02/2013 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế , Uỷ ban nhân dân tỉnh đã banhành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình số 11-CTr/TU của Tỉnh ủy Bắc Kạn, trong đó triển khai các định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu là đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực tại địa phương, quan tâm nhất là tiếp tục phát triển khoa học và công nghệ nông nghiệp (Giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản, chế biến v.v).

        Với chủ trương, định hướng của tỉnh, ngành khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2016-2018 đã luôn xác định lấy nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ  vào sản xuất và đời sống là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung các nguồn lực về kinh phí, cơ sở vật chất và lực lượng cán bộ khoa học  kỹ thuật trong và ngoài tỉnh để xây dựng và triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm gópphần tạo bước chuyển biến trong phát triển kinh tế xã hội, nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng đã tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời là cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhất là việc khai thác tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.

        Giai đoạn năm 2016 - 2018, tỉnh đã triển khai thực hiện 30 nhiệm vụ, gồm: 12 nhiệm vụ chuyển tiếp, 18 nhiệm vụ mới (29 nhiệm vụ cấp tỉnh, 01 nhiệm vụ cấp bộ). Trong đó, lĩnh vực khoa học nông nghiệp có 20 đề tài, dựán (chiếm 66,6%). Sau nghiệm thu, đánh giá, kết quả của các đề tài,dự án đều được bàn giao cho các địa phương và đơn vị để duy trì, ứng dụng nhân rộng các mô hình vào sản xuất, phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của từng địa phương. Đặc biệt từ khi có “Quyết định Số 25/2017/QĐ-UBND ngày29/8/2017 của UBND tỉnh Ban hành quy chế ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” đã nâng cao vai trò trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc ứng dụng, nhân rộng mô hình kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án vào thực tiễn.

        Một số kết quả nổi bật trong việc ứng dụng các tiển bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp giai doạn 2016 - 2018:

        * Trong lĩnh vực trồng trọt: Đề tài “Khảo nghiệm tuyển chọn một số giống lúa chất lượng cao, năng suất khá, phù hợp với điều kiện tỉnh Bắc Kạn”, hiện đang thực hiện mô hình khảo nghiệm 10 giống lúa gồm: Giống lúa thuần, giống lúa lai, giống lúa Japonica tại xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới và xã Phương Linh, huyện Bạch Thông. Dự án “Xây dựng mô hình trồng cam Xã Đoài tại tỉnh Bắc Kạn”, đã tuyển chọn được 60 cây cam ưu tú để phục vụ khai thác mắt ghép; thẩm định chất lượng 16.000 cây giống phục vụ trồng mới 30ha cam Xã Đoài tại huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì; hiện trồng thêm được 180ha tại huyện Na Rì, Bạch Thông, Chợ Mới. Dự án “Xây dựng mô hình phát triển cam, quýt tại xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”, đã tổ chức tập huấn kỹthuật cho 134 người; xây dựng mô hình trồng mới 15ha, mô hình cải tạo 1,5ha cam, quýt; theo dõi, bình tuyển 50 cây đầu dòng để chọn làm giống (được Sở NN&PTNT tỉnh công nhận 30 cây đầu dòng). Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất quýt bền vững theo hướng Viet Gap”, đã xây dựng được 30ha mô hình sản xuất quýt theo hướng VietGap tại huyện Chợ Đồn, Bạch Thông; tập huấn cho 360 lượt hộ dân kỹ thuật sản xuất quýt theo hướng Viet Gap; dự án bước đầu mang lại hiệu quả, chất lượng quýt được nâng lên, giảm tỷ lệ sâu bệnh hại.. Đề tài “Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống thuốc lá tại tỉnh Bắc Kạn”, đã trồng thử nghiệm 07 giống thuốc lá, lựa chọn được 03 giống C7-1, HLS, C9-1 sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, hiện mở rộng được 300ha; xây dựng mô hình 03 ha tại huyện Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn. Dự án “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau tại Thành phố Bắc Kạn”,đã xây dựng nhà lưới bán kiên cố (cấp II) cho sản xuất rau ăn quả trên hệ thống thủy canh bán tuần hoàn 792m2, lắp đặt nhà mái che vòm cao 720m2;sản xuất vòm che thấp 7.000-8.000m2; tập huấn cho 20 cán bộ, 50 lượt nông dân. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau trên hệ thống thủy canh bán tuần hoàn 2.400m2, trong nhà mái che cao 2.700m2,trồng trái vụ ngoài đồng ruộng dưới vòm che thấp 34.000m2. Dự ánbước đầu đã cho hiệu quả tốt, góp phần nâng cao giá trị sản xuất rau, tăng thunhập cho người dân, được nhiều địa phương, hộ dân đến học tập.

        * Trong chăn nuôi: Đang triển khai Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống bố mẹ và chăn nuôi lợn ngoại tập trung tại Bắc Kạn” do Trung ương trực tiếp quản lý. Dự án nhằm chuyển giao 04 quy trình công nghệ chăn nuôi lợn: (Quy trình chăn nuôi lợn đực giống; Quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản theo hình thức tập trung; Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn cai sữa; Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn thịt hướng nạc). Đến nay đã xây dựng 01 mô hình chăn nuôi lợn giống cấp ông bà để sản xuất lợn bố mẹ, quy mô 200 lợn nái, 06 lợn đực giống Landrace, Yorkshire và 01 mô hình chăn nuôi lợn nái cấp giống bố mẹ để sản xuất thịt thương phẩm, quy mô 200 lợn nái bố mẹ và 06 lợn đực giống Pietrain kháng stress hoặc Pidu. Dự án đã đào tạo và cấp Giấy chứng nhận cho 07 kỹ thuật viên.

        Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2018 còn gặp khó khăn, đó là: Một số cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế-xã hội; chính sách hỗ trợ hoạt động liên kết, hợp tác giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và tỉnh chưa thực sự rõ nét, do đó chưa khuyến khích được các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tại địa phương; một số kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng nhưng chưa được nhân rộng, do còn khó khăn trong việc bố trí nguồn lực để nhân rộng kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu; điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai với địa hình phức tạp, hạn hán, lũ lụt, gió lốc, mưa đá,sương muối, dịch bệnh thường xuyên xảy ra; trình độ dân trí không đồng đều, tập quán sản xuất còn lạc hậu, tư tưởng sản xuất còn nhỏ lẻ nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuyển giao tiến bộ KH&CN vào cuộc sống, nhất là vùng sâu, vùng xa; thiếu cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, đầu tư cho KH&CN vào phát triển nông nghiệp.

        Thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp với nội dung thiết thực, phù hợp đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; chủ động mở rộng liên kết, hợp tác với các viện, các trường, các cơsở nghiên cứu để đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ, đồng thời xác định, lựa chọn tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất và cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn của tỉnh nhằm xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; có chính sách động viên, khuyến khích trong việc đào tạo, thu hút nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; tập huấn, nâng cao kiến thức và khả năng tiếp nhận kết quả tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; giới thiệu các tiến bộ, các mô hình sản xuất, các giống cây trồng, vật nuôi khi đưa vào sản xuất thực tế mang lại hiệu quả cao. Tập trung nguồn lực xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh./.

Nguồn: Hoàng MinhTuấn - Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn- http://khcnbackan.gov.vn



Tin tức mới nhất







2017 © Bản quyền thuộc Tỉnh Đoàn Bắc Kạn
Địa chỉ: Tổ 7, phường Sông Cầu, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Điện thoại: 0209 3500 372 | Email:ttvh.tdbk@gmail.com
Thiết kế bởi VNPT | Quản trị